Cha mẹ là tấm gương đọc sách cho con

Nếu bạn mong muốn nuôi dưỡng con với niềm say mê đọc sách, bạn hãy là một người yêu đọc sách. 

Nguồn bài viết: “How to raise a reader”
Được viết lại bởi Mỹ Hạnh (tình nguyện viên team writing)

Để nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách nơi trẻ, cha mẹ cần là người bắt đầu. Mỗi độ tuổi sẽ có các cách tiếp cận khác nhau,  và dù con bạn đang ở độ tuổi nào – ngay bây giờ là thời điểm tốt nhất để bắt đầu nuôi dưỡng niềm yêu thích ấy. 

Đầu tiên, cha mẹ hãy làm quen lại với việc đọc cho chính bản thân mình. 

Con cái học từ cha mẹ nhiều nhất – nhất là trong những năm đầu đời khi mà môi trường chính của con là gia đình. Do đó, nếu cha mẹ đang bỏ lỡ thói quen đọc sách trong cuộc sống hằng ngày thì lúc này là thời điểm để xây dựng lại thói quen ấy.. Hãy tạo không gian, và thời gian cho những cuốn sách của chính mình, và những cuốn sách bạn đọc cùng với con. 

Đừng bỏ lỡ cơ hội đọc sách cho con ngay từ lúc mới còn là trẻ sơ sinh

Có thể nhiều cha mẹ nghĩ rằng chỉ cần bắt đầu đọc sách cho con khi con đã cứng cáp. Tuy nhiên, ngay cả lúc mới sinh, vẫn rất có ích nếu con có thể nghe những câu chuyện đọc từ cha mẹ. 

Đọc to hay đọc thầm, mỗi ngày. Và bất kì cuốn sách nào. Bạn có thể kể bất kì câu chuyện nào cho trẻ mới sinh: một câu chuyện, một cuốn sách nấu ăn, hay cả sách chăm sóc sức khỏe,… Nội dung nhiều khi không đóng vai trò quan trọng mà chính giọng đọc của bạn, nhịp điệu và từng từ ngữ đóng vai trò chính cho sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số lượng từ mà một trẻ sơ sinh tiếp xúc có ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc hiểu của con. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng sự tiếp nhận ấy cần sống động và trực tiếp hướng đến trẻ. Điều này có nghĩa là  việc bật ti vi hay sách nói sẽ không phát huy tác dụng ở giai đoạn này. Thêm vào đó, mặc dù nội dung không đóng vai trò thiết yếu, nhưng cha mẹ hãy lựa chọn truyền tải những nội dung có tinh thần tích cực, để con có thể cảm nhận được năng lượng tích cực ấy. 

Hãy lưu ý đến các giác quan. 

Khi cha mẹ đọc sách cho con, con đang dần được học rằng đọc sách rất thú vị. Điều này có thể được con cảm nhận qua tất cả các giác quan: cảm giác với các trang sách, mùi của giấy và keo, những hình ảnh minh họa, và âm thanh từ giọng đọc của cha mẹ. Do đó, sách với những hoạt tiết nổi sẽ rất tốt cho trải nghiệm xúc giác của con. Người Do Thái còn có kinh nghiệm quét mật lên những trang sách để trẻ cảm thấy sự ngọt ngào và cuốn hút. 

Khơi gợi phản ứng nơi con. 

Khi đọc, cha mẹ hãy để ý đến con, qua cử chỉ và ánh mắt. Có thê bạn cảm thấy rằng con dường như chẳng nghe mình, nhưng thực chất trẻ đang tiếp thu và trải nghiệm. Và những tác động và thói quen nhỏ được hình thành bây giờ sẽ gắn liền với con suốt đời. Bên cạnh đó, khi đang nghe cha mẹ đọc, nếu con phát ra âm thanh nào đó, bạn cũng hãy phản hồi lại bằng âm thanh tương tự. Những âm thanh này nghe qua thì không có nghĩa nhưng chính là bạn đang trò chuyện với con.  Đó là lý do vì sao nhiều sách cho trẻ ở độ tuổi này thường chứa những từ ngữ không có nghĩa – những từ ngữ này sẽ dễ hình thành sự kết nối với con hơn. 

Duy trì việc đọc sách cùng con khi con lớn.

Khi trẻ đến độ tuổi chập chững, lợi ích của việc đọc sách cho con mang lại còn lớn hơn nhiều. Ở giai đoạn này, con có thể tiếp thu được từ vựng và cấu trúc câu, những con số và các khái niệm tính toán, màu sắc, hình dáng, con vật, văn hóa và tất cả những thông tin hữu ích về cách mà thế giới đang vận hành. Hơn thế nữa, khi bạn đọc cho con, trẻ có thể dần hình thành sự kết nối giữa sách với giọng đọc quen thuộc và gần gũi, cũng như cảm giác ấm áp khi đọc cùng cha mẹ. Điều này sẽ góp phần giúp con cảm nhận sợ dây liên kết tích cực với sách lâu dài. Do đó, hãy tận dụng thời gian mỗi ngày để đọc sách cùng con bạn nhé.

. . .

Bài viết được thực hiện bởi Lotus Community. Chúng tôi là một dự án thư viện sách giấy tiếng Anh phi lợi nhuận tại Hà Nội,Việt Nam. Mời bạn xem toàn bộ danh sách hơn 10,000 cuốn sách, và đăng ký trở thành thành viên của thư viện.

Sứ mệnh của chúng tôi – là lan tỏa tình yêu đọc sách tới tất cả mọi người tại Việt Nam. Và để thực hiện được điều này, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các bạn. Mong các bạn cân nhắc hỗ trợ chúng tôi bằng cách chuyển khoản tới:

Techcombank – Ngân Hàng Kỹ Thương Việt Nam
Số tài khoản: 19034495387022
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Đào (Điều hành dự án)
Chi nhánh: Ngọc Khánh – Thành phố Hà Nội

Cảm ơn các bạn vì đã chung tay cùng chúng tôi đưa những cuốn sách tiếng Anh chất lượng tới tay tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *